Một số thay đổi trong cơ thể trong giai đoạn mang thai rất dễ khiến cho bà bầu bị hôi miệng. Vậy làm thế nào để điều trị chứng hôi miệng khi mang thai một cách an toàn nhất, không làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé? Dưới đây là một số phương pháp trị hôi miệng dân gian rất thích hợp để bà bầu có thể thực hiện.
1/ Những cách dân gian trị hôi miệng khi mang thai
+ Sử dụng trà xanh
Trà xanh khá lành tính, đồng thời lại có hương thơm tự nhiên rất dễ chịu nên đây được coi là một trong những cách trị
hôi miệng khi mang thai hiệu quả và an toàn. Bạn có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
Cách 1: Rửa sạch lá trà xanh (chọn những lá bánh tẻ, không non quá) và nhai trực tiếp trong miệng. Bạn có thể nhai bất cứ khi nào cảm thấy có mùi hôi miệng, vị của lá trà hơi chát nên sẽ khá khó cho những người mới dùng.
Sử dụng trà xanh trị hôi miệng khi mang thai
Cách 2: Dùng lá trà xanh bánh tẻ hoặc già một chút, rửa sạch, vò nát và bỏ vào đun cùng nước. Nước lá trà xanh này bạn cũng có thể uống vào bất cứ lúc nào thấy
mùi hôi miệng xuất hiện, hoặc có thể sử dụng sau bữa ăn.
+ “Làm bạn” với đinh hương
Bà bầu có thể sử dụng đinh hương để loại bỏ mùi hôi miệng của mình. Loại nguyên liệu này có tính sát trùng khá mạnh, giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi và trả lại cho bạn khoang miệng thơm mát.
Cũng có 2 cách để trị hôi miệng khi mang thai hiệu quả với đinh hương:
Cách 1: Dùng một vài mẩu đinh hương, cho vào miệng nhai chúng trong khoảng 2 – 3 phút. Mùi hôi miệng sẽ biến mất ngay sau khi bạn nhai, tuy nhiên mùi cũng sẽ quay trở lại trong khoảng thời gian ngắn nên bạn cần dùng cách này thường xuyên.
Đinh hương khá an toàn khi sử dụng cho bà bầu
Cách 2: Bạn hãm chè đinh hương đơn giản bằng cách cho vài nhánh đinh hương khô vào nước nóng, ngâm khoảng 15 – 20 phút là có thể dùng được. Với hỗn hợp này, bạn có thể dùng để uống hoặc xúc miệng đều được.
+ Loại bỏ mùi hôi bằng húng quế
Húng quế được biết đến như một loại rau thơm khá thông dụng. Húng quế có mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng để loại bỏ mùi hôi miệng, trong đó thích hợp cho cả bà bầu.
Cách thực hiện chữa
hôi miệng khi mang thai bằng húng quế như sau: Bạn lấy khoảng 20 ngọn lá húng quế, rửa sạch và cho vào cùng với khoảng 500 ml nước sạch. Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 phút và để nguội.
Sử dụng húng quế đúng cách sẽ mang lại hiệu quả chữa hôi miệng tốt
Lọc lấy nước húng quế để xúc miệng hàng ngày. Nên thực hiện xúc miệng bằng nước húng quế khoảng 3 – 4 lần/ngày. Kiên trì cho đến khi mùi hôi biến mất hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn có thể ăn lá húng quế kết hợp trong bữa ăn của mình. Lá húng quế như một gia vị giúp món ăn ngon hơn, đồng thời cũng giúp mùi hôi miệng của bạn giảm đi đáng kể.
+ Hạt thì là giúp hết mùi hôi miệng
Rau thì là là gia vị không thể thiếu để khử mùi tanh cho các món cá vì mùi thơm khá đặc trưng. Hạt của loại rau này cũng có mùi thơm như vậy và được nhiều người sử dụng để chữa hôi miệng.
Hạt thì là khá an toàn với bà bầu, không đem lại tác dụng phụ gì khi sử dụng. Với nguyên liệu này, bạn không cần quá cầu kì trong khâu chuẩn bị, chỉ cần một ít hạt thì là khô, bỏ vào túi và “nhâm nhi” bất cứ lúc nào.
Hạt thì là chứa các phân tử loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả
Hãy đảm bảo cắn và nhai thật kĩ để các phân tử mùi trong hạt thì là vỡ ra, làm tốt chức năng khử mùi của mình. Sau khi nhai xong, bạn nên nhổ bã của hạt thì là ra ngoài vì nếu nuốt vào chúng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Xem Thêm >>>
Tẩy trắng răng bằng baking soda
2/ Một vài lưu ý của bác sĩ nha khoa
Những cách dân gian trị
hôi miệng khi mang thai sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu bạn thực hiện đúng cách và kiên trì trong một thời gian dài. Trong lúc thực hiện, bạn nên chú ý những lời khuyên sau của bác sĩ nha khoa:
+ Xúc miệng nước muối
Thời gian mang thai thường có biểu hiện nghén, buồn nôn, ợ chua… Bạn nên xúc miệng thật kĩ bằng nước muối sau khi có những biểu hiện này.
+ Làm sạch mảng bám
Cơ thể khi mang thai cũng có nhu cầu nạp khá nhiều đồ ăn, chính vì thế, hãy đảm bảo làm sạch răng miệng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa để tránh mảng bám lưu lại trong khoang miệng.
Làm sạch răng miệng đúng cách sau khi ăn uống
+ Chế độ ăn phù hợp
Nếu có thói quen ăn hành tỏi sống hay hút thuốc lá, uống rượu bia, bạn nên dừng lại ngay. Đây không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng, nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
+ Thăm khám bác sĩ nha khoa
Rất có thể tình trạng hôi miệng khi mang thai của bạn xuất phát từ tình trạng cao răng hay các bệnh lý răng miệng. Chính vì thế, bạn nên sớm đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Nếu trong giai đoan mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, bạn có thể thực hiện
lấy cao răng, loại bỏ mảng bám và mùi hôi miệng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị thích hợp nếu bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng.
Quy trình lấy cao răng, chữa hôi miệng an toàn cho bà bầu
Đặc biệt lưu ý: Không tự ý dùng thuốc chữa hôi miệng hay các loại thuốc kháng sinh bên ngoài để điều trị hôi miệng.
Nguồn >>>
http://taytrangrang.info/tri-hoi-mieng-khi-mang-thai-toan-hieu-qua.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét