Những tật xấu hồi nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ khi lớn lên. Chính vì vậy cha mẹ nên theo dõi và điều chỉnh những tật xấu cho trẻ, đồng thời áp dụng những cách làm răng đều đẹp ngay từ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng đẹp khi lớn lên
* Tật bú ngón tay và bú núm vú cao su:
Thói quen bú núm vú cao su là thói quen xấu do bà mẹ hoặc người vú nuôi tập cho bé. Thói quen này chỉ làm ảnh hưởng đến răng sữa làm cho răng của bé không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra (Over jet). Do hàm răng bị hở phía trước bé dễ bị nói ngọng, phát âm không chính xác các âm "sờ", "chờ". Lớn lên thay cho núm vú bé sẽ có thói quen mút ngón tay, thường là ngón tay cái. Nếu đến tuổi đi học và tuổi thay răng, từ 7 tuổi trở đi bé đã có răng cửa vĩnh viễn, mọc thay thế cho các răng sữa, bé không bỏ được thói quen bú ngón tay thì răng cửa trước sẽ bị lệch lạc, chìa ra, hô răng (over jet) và khớp cắn hở (open bite).
Điều trị:
Vì là thói quen nên phải có
cách làm răng đều cho trẻ bằng biện pháp giáo dục của cha mẹ cũng như thầy cô giáo. Khi bé còn nhỏ thì động viên, đưa ra các hình thức khen thưởng để bé biết là không được bú núm vú nữa, cha mẹ không được la rầy hay chế nhạo ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé. Vì tật bú núm vú là do mẹ và người vú em, nên nếu biết là không tốt thì ngay từ đầu không nên tập cho bé, nếu đã là thói quen thì rất khó bỏ, và phải bỏ từ từ.
* Tật nghiến răng:
Tật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm, thần kinh vẫn còn căng thẳng. Học sinh, sinh viên bị áp lực học tập và thi cử nặng nề ảnh hưởng làm căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ cũng bị tật nghiến răng.Còn ở trẻ em, có thể do bị ký sinh trùng đường ruột, do sán, lãi kim, làm cho cơ thể trẻ luôn bị bứt rứt khó chịu.
* Tật cắn môi (lip biting):
Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra, cắn không khít (open bite), trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được. Nếu không bỏ được từ sớm thì khi lớn lên trẻ sẽ phải
điều trị răng hô gây tốn kém chi phí và thời gian.
Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, nếu bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau.
Ở trẻ em, tật nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng như ở người lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.
Điều trị tật nghiến răng phải biết rõ nguyên nhân: Đối với người lớn nên đi khám nội khoa để biết được nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh. Về ban đêm có thể uống thuốc an thần nhẹ như lexomil hay seduxen. Tuy nhiên khi dùng thuốc an thần phải có chỉ định của BS và không thể dùng trong thời gian lâu được. Để tránh ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm bệnh nhân phải đi khám Bác sĩ Răng Hàm Mặt, giải pháp điều trị thường là cho bệnh nhân đeo một máng nhựa nằm giữa 2 hàm răng và cho bệnh nhân đeo trong lúc ngủ. Máng chống nghiến răng bằng nhựa mềm và bảo vệ cho răng không bị chấn thương khi bệnh nhân nghiến răng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
niềng răng móm
làm máng răng giá rẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét